Lý 11 cần nhớ và ứng dụng đời sống (điện một chiều và từ trường) Lý 11 cần nhớ và ứng dụng đời sống (điện một chiều và từ trường)
910 10

Bài viết Lý 11 cần nhớ và ứng dụng đời sống (điện một chiều và từ trường)

Lý 11 cần nhớ và ứng dụng đời sống (điện một chiều và từ trường)

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Giới thiệu

Giờ có nhiều thiết bị điện hư, thầy muốn ôn lại kiến thức để có thể tự sửa chữa và muốn chế tạo các thiết bị để sử dụng trong đời sống của mình. Nhất là muốn chế tạo một máy phát điện mini để có thể sử dụng trong những lúc cấp bách. Nên thầy đã phải học lại và đọc lại tất cả sách giáo khoa vật lý 11, 12 để có thể ứng dụng và giải thích cơ chế hoạt động của các thiết bị điện mà thầy đang sử dụng như cơ chế hoạt động của màng hình máy tính (sao mà nó có thể hiện thị được hình ảnh? sao mà hiện được màu sắc..), cơ chế của máy vi tính, cơ chế của tai nghe (sao mà có thể nghe được âm thanh của người chứ? vô lý thiệt -> đi tìm cái lý của nó), cơ chế của micro thu âm (micro của thầy hư hoài, k có tiền mua, phải sửa mà xài đỡ, và nghĩ ra cách để làm mạch điện để chế ra micro mới), cơ chế máy phát điện để tự chế tạo máy phát điện mới,...

Bài 1: Điện tích và định luật Cu-lông

  1. Điện tích electron -1,6*10^-19 (Cu lông) để tính
  2. Thiết kế ống điện nghiệm kiểm tra xem vật có đang bị nhiễm điện không
  3. Cọ xác sẽ làm vật bị nhiễm điện.
  4. Các cách làm vật nhiễm điện và lý do nó nhiễm điện. Lấy cái nhiễm điện đó để chế đồ chơi, để làm nam châm hút hết mọi thứ về được không.
  5. Định luật Cu-lông về lực tương tác giữa hai điện tích điểm
  6. Cơ chế máy lọc bụi khá đơn giản. Vậy làm gì mà có thể tích điện cho 2 cái lưới được? nếu lấy cơ chế lọc đó mình lọc máu cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ thế nào? Mình có thể tạo một cái máy lọc bụi cho nhà mình được không? Nếu xài cái này để làm khẩu trang lọc bụi chạy bằng pin sạc của điện thoại chắc giàu lắm? Các nhà máy sản xuất thả khói ra ngoài, có thể nào xài cơ chế lọc này để lọc khói được hông?
    Sơn tĩnh điện là một ứng dụng hay của lực hút tĩnh điện, vậy cơ chế là gì?
  7. Định luật Culong trong chất điện môi, tức là 2 điện tích tương tác lực thế nào nếu nó ở trong môi trường cách điện?

Bài 2: Thuyết electron và Định luật bảo toàn electron

Phần này toàn lý thuyết thôi, ứng dụng để giải thích các hiện tượng nhiễm điện và truyền điện. 
  1. Sử dụng thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xác? Cọ xác xong khi nào nó mới hết nhiễm điện và trở về trạng thái trung hòa điện?
  2. Các chất cách điện, trong đó có nước nguyên chất (nước cất) là chất điện môi
  3. Định luật bảo toàn điện tích?
  4. Nam nữ thọ thọ bất tương thân là 2 người mà chạm vào nhau cái là có điện chạy rần rần trong người, cơ thế đó là sao?
  5. Bài tập sách giáo khoa:

Bài 3: Điện trường

Điện trường là môi trường xung quanh điện tích. Môi trường đó có gì đặc biệt? Có cái lực điện tác động vào các điện tích xung quanh nó.

  1.  
  2. Cường độ điện trường là độ mạnh của điện trường đó. (đọc sách trang 13 để hiểu hơn)
  3. Đường sức điện
  4. Điện phổ là biểu diễn của đường sức điện
  5. Điện trường tại một điện tích điểm
  6. Câu hỏi


Từ khóa: Lý 11 cần nhớ và ứng dụng đời sống (điện một chiều và từ trường)